10/05/2024 | lượt xem: 6 Ngành giáo dục và đào tạo huyện: Những kết quả bước đầu và một số khó khăn trong thực hiện chuyển đổi số Những năm qua, chuyển đổi số trong giáo dục đã có một bước tiến dài, nhằm cải thiện điều kiện hoạt động giáo dục và đào tạo. Thông qua chuyển đổi số, việc quản lý hồ sơ, sổ sách của cán bộ, giáo viên đã được đơn giản hóa bằng công nghệ thông tin. Các dữ liệu của ngành giáo dục tất cả đã được cập nhật vào hệ thống phần mềm giúp cho cán bộ quản lý tiện lợi mà không rườm rà về mặt sổ sách. Việc học tập rèn luyện của học sinh cũng được cải thiện phù hợp với kỷ nguyên số. Trên địa bàn huyện Văn Giang, ngành giáo dục xác định “Chuyển đổi số nhằm mục tiêu giúp giáo viên dạy tốt hơn, học trò có môi trường học rộng hơn, quản lý giáo dục nhẹ nhàng, tiện lợi hơn và phù hợp với xu thế thời đại”. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GDĐT, của huyện, Phòng GDĐT Văn Giang đã xây dựng các văn bản, kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện chuyển đổi số ở các nhà trường và cơ sở giáo dục; phát động phong trào thi đua, kế hoạch kiểm tra, giám sát làm cơ sở cho việc đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số tại các đơn vị, trường học. Chỉ đạo Bộ phận CNTT và các cơ sở giáo dục trực thuộc triển khai nhiều hội nghị tập huấn, chuyên đề về chuyển đổi số để thay đổi tư duy sau đó thay đổi về hành động và thói quen của đội ngũ CBQL, GV, NV ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Giang. Tiến hành hướng dẫn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong ứng dụng công nghệ số cho tất cả những người làm công tác giảng dạy, như kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin... trên môi trường số. Rà soát thủ tục hành chính, các công cụ - phần mềm hiện có để tìm ra nguyên nhân, đưa ra biện pháp thực hiện chuyển đổi số thành công. Sau khi rà soát, xây dựng “Hệ sinh thái chuyển đổi số tích hợp cổng thông tin điện tử ngành GD&ĐT Văn Giang tại địa chỉ http://www.pgdvangiang.hungyen.edu.vn sử dụng công nghệ điện toán đám mây với cơ sở dữ liệu dùng chung là chìa khóa để tích hợp các phần mềm hiện có. Đây cũng là khâu đột phá khi chủ động sử dụng được các công nghệ lõi của Cuộc cách mạng 4.0 và khả năng mở rộng các tính năng trong tương lai như vạn vật kết nối (IOT), chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data), học máy (Machine Learning), trí tuệ nhân tạo (AI)… Đẩy mạnh việc triển khai giáo dục STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán, Tin học) trong các trường phổ thông nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực tri thức STEM đóng góp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tạo điều kiện tích cực cho giáo viên và học sinh hoạt động trong môi trường số. Để triển khai STEM/STEAM trong các trường phổ thông thì người CBQL-GV cần phải đi từ “dễ đến khó”, từ “tư duy máy móc đến tư duy linh hoạt”, từ “thụ động đến chủ động”… từ “không thể đến có thể”. Huyện Văn Giang đã đẩy mạnh triển khai miễn phí các hoạt động giáo dục STEM triển khai tới các trường phổ thông trong năm 2022-2023 và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện trong năm học 2023-2024. Hướng dẫn cán bộ giáo viên tham gia các sân chơi như Sáng tạo trên nền tảng CNTT, Xây dựng thiết bị dạy học số… và các cuộc thi cho học sinh như Tin học trẻ, Sáng tạo Kỹ thuật, Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng… Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục của Văn Giang đã có những kết quả nổi bật phải kể đến đó là: Xây dựng được hệ sinh thái gồm nhiều phần mềm, tương thích nhiều loại thiết bị, tích hợp chữ ký số và thanh toán không dùng tiền mặt... với các tính năng chuyên dụng hướng tới người dùng cuối là CBQL, HS, GV đáp ứng từng nhiệm vụ cụ thể; giúp CBQL, GV tiết kiệm chi phí mà vẫn giảm áp lực công việc, hồ sơ sổ sách; Đảm bảo việc xác thực điện tử, thực hiện chuyển đổi hồ sơ giấy sang hồ sơ điện tử theo đúng quy định của chính phủ; Thực hiện được chuyển đổi số thay thế hồ sơ giấy nhằm tiết kiệm vật tư, chi phí giấy in và mực in của GV và CBQL ngành Giáo dục và Đào tạo và các chi phí khác; Thực hành chuyển đổi số trong công việc trở thành thói quen của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành. Trong thực hiện chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo huyện Văn Giang cũng có những khó khăn khi triển khai và cách khắc phục: Khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen trong nếp nghĩ và quá trình thực hiện công việc của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động trong ngành; Vì vậy phải thay đổi nhận thức và hành động bắt đầu từ người đứng đầu. Người đứng đầu các đơn vị nhà trường phải có nhận thức đúng và tinh thần đột phá, từ đó gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm… thể hiện quyết tâm sâu sắc và nhất quán. Cần có quá trình chuyển đổi đồng bộ cả về tư duy, nhận thức và hành động; Khó khăn thứ hai là hạ tầng mạng và trang thiết bị công nghệ thông tin chưa được đảm bảo, gây ảnh hưởng lớn đến công tác chuyển đổi số về quản lý giáo dục trong dạy và học. Cần huy động các nguồn lực để từng bước đầu tư, nâng cấp, tiến tới hoàn thiện đồng bộ, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Huyện Văn Giang: Lập trên 40 hồ sơ điện tử phục cụ công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp