Ngành giáo dục Văn Giang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số

Trước sự lan tỏa của cách mạng công nghiệp 4.0, với những bước đột phá của công nghệ số, đòi hỏi phải cải cách toàn diện nền hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nắm bắt xu thế ấy, ngành Giáo dục huyện cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý trong thực hiện chuyển đổi số vào thực tiễn triển khai nhiệm vụ dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới không ngừng của giáo dục-đào tạo hiện nay.

Tại trường THCS  Chu  Mạnh Trinh việc  ứng dụng CNTT, chuyển đổi số đang từng bước được thầy cô giáo và nhà trường áp dụng vào thực tiễn dạy và học trong tình hình hiện nay. Trong đó, trường đã tập trung chỉ đạo việc sử dụng CNTT trong soạn giảng, phát động toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong việc học tập, ứng dụng trong quản lí và dạy học. Giáo viên trong trường đều tích cực đưa các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy. Trong năm học 2023 - 2024 vừa qua, trường đã tổ chức hội giảng lần 1,  với chủ đề: “ Vận dụng các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy“, nhiều phương pháp, kĩ thuật giảng dạy tích cực được áp dụng một cách thường xuyên và nhuần nhuyễn như: Dạy học hợp tác, Nêu và giải quyết vấn đề....kỹ thuật Khăn phủ bàn, mảnh ghép, công đoạn, đặt câu hỏi....mang lại hiệu quả và hứng thú cho người học.  Tích cực sử dụng hiệu quả phần mềm Netsupport School ở môn Tin học, sử dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng E-learning và học liệu số...Hệ sinh thái Ofice 365 do nhà trường quản trị được triển khai hiệu quả cho việc cấp tài khoản học sinh, đổi mật khẩu, xếp lớp….. được phát huy hiện quả không chỉ khi học sinh học trực tuyến mà còn phát huy khi học sinh học trực tiếp. Trường có địa chỉ cổng thông tin điện tử, các tin tức, thông báo thường xuyên cập được cập nhật kịp thời. Việc trao đổi hai chiều với giáo viên, phụ huỵn học sinh được thực hiện đa dạng trên các kênh như Cổng thông tin điện tử, Zalo, Fanpage….

Hiện nay, các trường học trên địa bàn huyện đã trang bị các thiết bị công nghệ như máy tính, máy chiếu, bảng tương tác thông minh, và các thiết bị kết nối internet để hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy. Các thiết bị này giúp bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, thu hút sự chú ý của học sinh. Giáo viên sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy như PowerPoint, Zoom, Google Classroom, và các ứng dụng học tập khác để tạo bài giảng, tổ chức lớp học trực tuyến, và quản lý bài tập của học sinh. Điều này giúp học sinh tiếp cận với các tài liệu học tập đa dạng và phong phú.

Các trường học cũng đã phát triển và sử dụng các học liệu số, bao gồm video bài giảng, tài liệu tham khảo và các bài tập trực tuyến. Học liệu số giúp học sinh có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và dễ dàng ôn tập lại kiến thức. Giáo viên được khuyến khích tự xây dựng và chia sẻ học liệu số trên các nền tảng trực tuyến, tạo nên một kho tài nguyên phong phú cho học sinh.

Phòng GD&ĐT và các trường THPT đã tổ chức bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho giáo viên, giúp họ nắm vững cách sử dụng các thiết bị và phần mềm hỗ trợ giảng dạy. Các khóa học này bao gồm kỹ năng cơ bản về CNTT, cách sử dụng phần mềm giảng dạy, và phương pháp xây dựng bài giảng điện tử. Giáo viên được khuyến khích tham gia các khóa học trực tuyến và các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong giảng dạy, giúp giáo viên cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực và tự tin hơn trong việc sử dụng CNTT trong quá trình dạy học.

100% các nhà trường trong huyện ứng dụng CNTT trong quản trị trường học, ứng dụng rộng rãi, mạnh mẽ các phần mềm trong việc quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục; trong công tác thống kê, báo cáo, hội họp trực tuyến ...Triển khai sử dụng các phần mềm quản lý tài chính để thực hiện các nhiệm vụ như lập kế hoạch ngân sách, theo dõi chi tiêu, và quản lý các khoản thu, chi. Hệ thống quản lý hành chính điện tử được áp dụng để quản lý hồ sơ nhân sự, văn bản, và các quy trình hành chính trong trường học. Các văn bản, tài liệu được lưu trữ và xử lý điện tử, giúp nâng cao hiệu quả công việc.

Năm học 2023-2024, các nhà trường trên địa bàn huyện triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung Chuyển đổi số của ngành Giáo dục. Trong đó, 100% các đơn vị thực hiện thu các khoản phí không dùng tiền mặt; thực hiện gửi, nhận văn bản qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; được trang bị phần mềm Thư viện và tiến hành từng bước xây dựng Thư viện số; hoàn thành nội dung đồng bộ dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Với sự quyết tâm, nỗ lực của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục huyện nhà triển khai thực hiện các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm học 2024 - 2025, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, góp phần ngày càng nâng cao chất lượng quản lý; chất lượng dạy và học trên địa bàn./.

Trung tâm Văn hóa và Truyền thanh huyện

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
40 người đang online